MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN GIÁP THÌN!
image advertisement
Thành lập công đoàn cơ sở cần thiết cho doanh nghiệp

Từ trước tới nay, tâm lý chung của chủ doanh nghiệp là ngán ngại việc thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) ở đơn vị mình. Số đông cho rằng, hoạt động CĐCS vừa tốn kém về thời gian, nhân lực, lại còn phải đóng một khoản tiền của doanh nghiệp, trong khi đó CĐCS được thành lập nhằm mục đích chính là để bảo vệ lợi ích cho người lao động, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi buộc người sử dụng lao động phải tuân thủ pháp luật lao động liên quan tới quyền, lợi ích cũng như cách “đối xử” với người lao động và cán bộ công đoàn. Do vậy, các chủ doanh nghiệp thường tránh né hoặc trì hoãn kéo dài việc thành lập CĐCS, hoặc nếu phải thành lập thì CĐCS cũng chỉ hoạt động một cách có hình thức, không hiệu quả.

Từ trước tới nay, tâm lý chung của chủ doanh nghiệp là ngán ngại việc thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) ở đơn vị mình. Số đông cho rằng, hoạt động CĐCS vừa tốn kém về thời gian, nhân lực, lại còn phải đóng một khoản tiền của doanh nghiệp, trong khi đó CĐCS được thành lập nhằm mục đích chính là để bảo vệ lợi ích cho người lao động, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi buộc người sử dụng lao động phải tuân thủ pháp luật lao động liên quan tới quyền, lợi ích cũng như cách “đối xử” với người lao động và cán bộ công đoàn. Do vậy, các chủ doanh nghiệp thường tránh né hoặc trì hoãn kéo dài việc thành lập CĐCS, hoặc nếu phải thành lập thì CĐCS cũng chỉ hoạt động một cách có hình thức, không hiệu quả.

 Ngoài ra, một bộ phận người lao động cũng không thiết tha lắm việc tham gia tổ chức công đoàn. Họ sợ phải đóng đoàn phí, mất thời gian…Tuy nhiên, thực tế để quan hệ lao động được hài hoà và tiến bộ, vai trò của CĐCS là hết sức quan trọng và cần thiết, không có CĐCS hoặc có CĐCS nhưng không thể phát huy vai trò của mình, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những rắc rối pháp lý không đáng có và cả những thiệt hại không hề nhỏ như: Về tranh chấp lao động tập thể, tranh chấp lao động cá nhân, nhất là các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động dưới hình thức sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động gia tăng, một phần do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn, phần do tình hình dịch bệnh…

 Điều đáng nói là một phần các vụ tranh chấp lao động thường xuất phát từ việc thiếu tìm hiểu sâu về pháp luật lao động của người sử dụng lao động, đặc biệt là nhận thức về vai trò của CĐCS trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến lao động. Kết quả sẽ vấp phải sự phản ứng gay gắt của người lao động bằng việc người lao động nhờ luật sư bảo vệ quyền, lợi ích của mình, gởi đơn khiếu nại đến cơ quan quản lý lao động địa phương, khởi kiện ra tòa…Một trong những điểm chung của các doanh nghiệp vướng vào những rắc rối không đáng có về pháp luật lao động nói trên là do không thành lập CĐCS hoặc tự hạn chế vai trò của CĐCS trong doanh nghiệp.

Nói chung, do thiếu tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, hoặc có tổ chức công đoàn nhưng lại bỏ qua vai trò quan trọng của họ, khiến nhiều doanh nghiệp phải xắn tay vào giải quyết những rắc rối không đáng có, có thể là những vụ kiện cáo, bồi thường thiệt hại, kỷ luật lao động mà doanh nghiệp phải nhận người lao động trở lại làm việc nếu người sử dụng lao động thua kiện.

Bộ luật Lao động hiện hành cũng như các văn bản pháp luật liên quan quy định, công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập CĐCS tại doanh nghiệp, bên cạnh đó chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm phối hợp, cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tổ chức công đoàn hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và CĐCS được thành lập với nhiệm vụ chính là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp… suy cho cùng cũng là để góp phần giúp chủ doanh nghiệp thực thi một cách đúng đắn quy định pháp luật lao động. Qua đó, quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động tiến gần hơn đến sự hài hoà.

Mặt khác, hoạt động của CĐCS cũng mang lại những lợi ích rõ rệt là chăm lo thiết thực cho người lao động như: thăm hỏi động viên người lao động bị ốm đau, tai nạn, hay tặng quà trong những dịp lễ, tết, mua hàng với giá ưu đãi…Đây là những công việc vốn thuộc chính sách ưu đãi của người sử dụng lao động đối với người lao động và CĐCS làm nhiệm vụ của mình cũng chính là làm thay, hay hỗ trợ cho chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện các chế độ, chính sách trong doanh nghiệp. Một khi đời sống người lao động được chăm lo đúng mực, quyền và lợi ích chính đáng được bảo đảm, họ sẽ nảy sinh tâm lý lạc quan, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, phấn đấu lao động sản xuất để đạt năng suất, hiệu quả lao động ngày càng cao.

 Thành Đương

Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Cà Mau

                                                 

 

BAN BIÊN TẬP
Trưởng Ban: Lưu Thị Trúc Ly - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
Phó Ban: Huỳnh Văn Đậm - UV.BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công.
Phó Ban: Trương Đắc Lil - UV.BCH, Phó trưởng Ban CSPL&QHLĐ.
Địa chỉ: Số 07, Đường Lưu Tấn Tài - Phường 5 - TP. Cà Mau - Tỉnh Cà Mau; ĐT: (0290) 3 831431 - Fax: 3 835 198.
Email: bbtcongdoancm@gmail.com; Website: http://www.congdoancamau.org.vn.
Copyright © Bản quyền thuộc về Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau.
Quản trị hệ thống